CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

CDDDDTD-01

TÌM HIỂU SƠ LƯỢC VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một nhóm các bệnh được đặc trưng bởi sự chuyển hóa của lượng đường trong máu (glucose) cao do thiếu hụt của tình trạng bài tiết insulin,tác dụng của insulin hoặc cả hai.

Bình thường,lượng đường trong máu được điều khiển chặt chẽ bởi insulin,một loại hormone được tiết ra từ tuyến tụy. Với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, sự sản xuất insulin bị thiếu hụt hoặc đáp ứng không đủ là nguyên nhân dẫn đến tăng lượng đường huyết .

Đái tháo đường là một bệnh mạn tính,nghĩa là nó có thể bị kiểm soát nhưng nó tồn tại với người bệnh suốt đời.

Phân loại ĐTĐ

ĐTĐ có hai loại là ĐTĐ type 1 và ĐTĐ type 2.Tên trước kia của hai loại này là bệnh ĐTĐ phụ thuộc vào insulin và bệnh ĐTĐ không phụ thuộc vào insulin hoặc bệnh ĐTĐ ở tuổi vị thành niên và bệnh ĐTĐ ở tuổi trưởng thành.

Sự khác nhau giữa đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2

Quá trình chính xảy ra ở bệnh ĐTĐ type 1 là tuyến tụy không còn sản xuất được insulin. Bệnh ĐTĐ type 2 là kết quả của tình trạng kháng insulin (các tế bào không thể sử dụng insulin hiệu quả hoặc hoàn toàn ). Nghĩa là, cần một lượng lớn insulin để di chuyển glucose ra khỏi máu và vào các tế bào . Theo thời gian,những người mắc ĐTĐ type 2 cũng có thể bị giảm sản xuất insulin ở tuyến tụy. Trong bệnh ĐTĐ type 1, theo thời gian cơ thể cũng có thể bị kháng insulin, đặc biệt những người tăng cân nhiều trong quá trình sử dụng insulin .Điều này có nghĩa là có một sự chồng chéo trong điều trị và chế độ ăn uống cho những người mắc bệnh ĐTĐ thuộc loại này trong thời gian dài. [2]
Cách điều trị đối với ĐTĐ type 1 và ĐTĐ type 2

ĐTĐ type 1 điều trị với:

  • Insulin ( tiêm)
  • Chế độ tập luyện
  • Chế độ ăn uống

ĐTĐ type 2 điều trị :

  • Đầu tiên,giảm cân với một chế độ ăn uống và chế độ tập luyện hợp lý.
  • Thuốc điều trị ĐTĐ (uống hoặc tiêm) được kê đơn khi các biện pháp trên không kiểm soát được lượng đường tăng trong máu.
  • Nếu các loại thuốc trở nên không hiệu quả thì insulin được bắt đầu sử dụng.

HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG[[4]

Không có một chế độ dinh dưỡng thích hợp cho tất cả bệnh nhân ĐTĐ type 2, tiểu đường thai kỳ hay ĐTĐ type 1 bởi vì đơn giản là không có một phương pháp có thể điều trị cho tất cả bệnh nhân ĐTĐ. Những phương pháp để xây dựng bữa ăn khỏe mạnh để kiểm soát ĐTĐ bao gồm:

-Chế độ ăn theo phương pháp Myplate.

-Chỉ số đường huyết (GI).

-Đếm carbohydrate.

-Liệu pháp thay đổi lối sống (TLC-Therapeutic Lifestyle
Changes): gồm 3 phần: ăn uống, hoạt động thể chất và kiểm soát cân nặng nhằm giảm cholesterol cao trong máu.[9]

Loại thức ăn và số bữa ăn trong chế độ ăn dành cho người tiểu đường còn tùy thuộc vào tuổi, giới tính, hoạt động thể chất, mức độ hoạt động, và sự cần thiết tăng, giảm, hoặc duy trì cân nặng tối ưu. Phần lớn, người mắc ĐTĐ có thể ăn thức ăn giống với những người bình thường và lưu ý lượng thức ăn ăn vào trong mỗi bữa ăn, thời gian của bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ.

Phương pháp Myplate

Phương pháp Myplate giúp bạn kiểm soát được lượng thức ăn của khẩu phần ăn mà không cần đếm lượng calo. Phương pháp này chỉ cho bạn những nhóm thức ăn nào bạn nên ăn và hiệu quả cho bữa trưa và tối.

Sử dụng đĩa 9 inch (1 inch = 2.54 cm), đặt rau không chứa tinh bột vào 1/2 đĩa, thịt hoặc những chất chứa đạm khác vào 1/4 đĩa, ngũ cốc hoặc những thức ăn có chứa tinh bột khác vào 1/4 đĩa còn lại. Tinh bột có thể bao gồm các loại rau chứa tinh bột như bắp, đậu hà lan. Bạn cũng có thể ăn một chén nhỏ trái cây hoặc một miếng trái cây và uống một ly sữa nhỏ như trong chế độ ăn của bạn.

Kích thước khẩu phần ăn:

  • Bạn có thể sử dụng đồ vật sử dụng hằng ngày hoặc bàn tay của bạn để đánh giá kích thước của một phần ăn.
  • Một khẩu phần thịt hoặc thịt gia cầm có kích thước như lòng bàn tay của bạn hoặc là một bộ bài.
  • 13 ounce (1 ounce = 28 gram) cá có kích thước như một tập chị phiếu.
  • 1 khẩu phần phô mai bằng 6 viên xí ngầu.
  • 1/2 chén cơm hoặc mì ống có kích thước là bàn tay nắm chặt hoặc một quả bóng tennis.
  • 1 phần bánh có kích thước như 1 đĩa DVD.
  • 2 muỗng bơ đậu phộng bằng một quả bóng bàn.[5]

1

Chỉ số đường huyết (GI)

Những gì bạn ăn vào cơ thể có thể làm thay đổi lượng đường trong máu của bạn, quá trình tiêu hóa giải phóng glucose được lưu trữ trong thực phẩm. Glucose sau đó sẽ đi vào trong máu. Chỉ số đường huyết đánh giá tác động của thức ăn lên lượng đường trong máu. Về bản chất, chỉ số này thể hiện thức ăn làm tăng lượng đường trong máu nhanh như thế nào. Các bác sĩ tính toán chỉ số đường huyết của một thực phẩm bằng cách đo mức tăng đường huyết của bạn sau hai giờ ăn thực phẩm đó. Chỉ số đường huyết của thức ăn sau đó được xếp theo thang điểm từ 0 đến 100 dựa trên mức độ làm tăng lượng đường trong máu. Thang điểm lớn nhất:100-phản ánh sự gia tăng lượng đường trong máu sau khi tiêu thụ glucose nguyên chất.[11][6]

  • Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (70 ): gạo trắng, bánh mì trắng, bánh quy, khoai tây trắng nướng, bánh quy giòn, đồ uống có đường.
  • Thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình (56-69):nho,mỳ spaghetti,kem,nho khô,ngô.
  • Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (55):bột yến mạch,đậu phộng,đậu Hà lan,cà rốt,sữa tách béo và hầu hết các loại trái cây( trừ những loại đã đề cập ở trên và dưa hấu)

Trong chế độ ăn của bạn,hãy cố gắng ăn những thực phẩm chứa chỉ số GI thấp và hạn chế ăn những thực phẩm chứa chỉ số GI cao. [6]

Tính toán lượng carbonhydrate (carb)

Tính toán lượng carb là một công cụ xây dựng bữa ăn cho người mắc bệnh ĐTĐ type 1 và type 2.

Ngoài protein và chất béo, carb là một chất dinh dưỡng chính được tìm thấy trong thức ăn uống. Carb bao gồm: đường,tinh bột và chất xơ. Việc đếm lượng carb có thể giúp kiểm soát được lượng đường trong máu bởi vì carb có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nhiều hơn những chất dinh dưỡng khác như chất béo,đạm.

Những thức ăn có chứa carb bao gồm:

  • Các loại ngũ cốc như :bánh mì,mì sợi,mì ống,bánh quy,ngũ cốc và gạo.
  • Các loại trái cây như :táo,chuối, những quả mọng nước,xoài,dưa và cam.
  • Các loại đậu như: các loại đậu sấy khô,đậu lăng và đậu Hà-lan.
  • Thức ăn nhanh và đồ ngọt như: các loại bánh,bánh bao,kẹo và những món ngọt khác.
  • Những loại nước uống như: nước ngọt không ga,nước trái cây, nước uống tăng lực có đường.
  • Các loại rau,đặc biệt là những loại rau có chứa nhiều tinh bột như: khoai tây,bắp, đậu Hà-lan.

Thức ăn không chứa carb bao gồm:thịt,cá,thịt gia cầm,và nhiều loại như pho-mát,dầu và những chất béo khác.[7]

2

Những thức ăn bạn có thể ăn khi bạn mắc phải ĐTĐ[[5]

Chế độ ăn đối với người mắc bệnh ĐTĐ là ăn tất cả các nhóm  thực phẩm lành mạnh với số lượng phù hợp với kế hoạch bữa ăn của bạn.

Các nhóm thực phẩm là:

  • Rau: Không chứa tinh bột bao gồm: bơ,cà rốt,tiêu,cà chua và các loại rau có màu xanh. Có chứa tinh bột:khoai tây,bắp,đậu hà lan.
  • Trái cây: Các loại trái cây họ nhà cam,dưa,các loại quả mọng nước,táo,chuối và nho.
  • Ngũ cốc: Ít nhất một nửa số ngũ cốc của bạn trong ngày là ngũ cốc nguyên hạt như :gạo,lúa mì,yến mạch,bột ngô,lúa mạch.
  • Protein (đạm): Thịt nạc, Thịt gia cầm nhưng không có da, Cá, Trứng, Các loại hạt và đậu phộng, Các loại đậu sấy khô và các loại đậu hà lan, Các loại thực phẩm thay thế thịt như :đậu phụ
  • Chế độ ăn không chất béo hoặc chứa ít chất béo: Sữa hoặc đường sữa nếu bạn không thể dung nạp đường sữa vào cơ thể, Sữa chua, Phô mai.

Sử dụng những loại thực phẩm chất béo có lợi cho tim mạch như:

  • Dầu ở dạng chất lỏng trong nhiệt độ phòng như:dầu đậu phộng và dầu ô liu.
  • Các loại hạt.
  • Những loại cá tốt cho tim mạch như: cá hồi,cá ngừ và cá thu.
  • Bơ.

Thức ăn và nước uống bạn nên tránh khi mắc bệnh ĐTĐ [5]

Thức ăn và nước uống bạn nên giới hạn bao gồm:

  • Đồ chiên,những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và axit béo chuyển hóa.
  • Đồ ăn chứa nhiều muối hay còn gọi là chứa nhiều natri.
  • Đồ ngọt như bánh nướng,kẹo và kem.
  • Thức uống thêm đường như nước trái cây,soda,nước uống thể thao và nước uống tăng lực.

Uống nước thay vì nước ngọt. Cân nhắc sử dụng đường thay thế với cà phê hoặc trà.

Bạn có thể uống rượu khi đang trong chế độ ăn dành cho người tiểu đường hay không?

Người mắc bệnh ĐTĐ có thể sử dụng thức uống có cồn, nhưng sử dụng một cách điều độ. Tốt nhất là nên uống rượu khi lượng đường trong máu của bạn được kiểm soát tốt. Nên nhớ rằng rượu vang và đồ uống hỗn hợp có chứa đường, rượu chứa rất nhiều calo. Hỏi bác sĩ để biết liệu thức uống có cồn có an toàn trong chế độ ăn của bạn. [4]

Thực phẩm chức năng đối với bệnh ĐTĐ?

  • Có những bằng chứng không mạnh về việc một số ít thực phẩm chức năng có thể mang lại lợi ích cho bệnh nhân ĐTĐ. Ví dụ như: crôm có fthể giúp kiểm soát được lượng đường trong máu,axit anpha-lipoic có hữu ích cho bệnh thần kinh ĐTĐ (vấn đề thần kinh). Tuy nhiên, đối với hầu hết các thực phẩm chức năng hiện không có bằng chứng nào chỉ ra hiệu quả đối với bệnh ĐTĐ và biến chứng của bệnh ĐTĐ.
  • Việc bổ sung thực phẩm chức năng có thể gây ra một số tác dụng phụ và những tác dụng phụ này có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến thận.
  • Thực phẩm chức năng có thể tương tác với thuốc điều trị và các loại thực phẩm chức năng khác.[9]

Biên soạn: Nguyễn Thị Hoài Thương-SV ĐHYTCC 03- khoa Y tế công cộng-Trường đại học kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng

Chỉnh sửa: DS. Phạm Trần Đan Thi

Infographic: Phạm Hoài Phương Lan-SV- ĐH Công Nghệ TPHCM

Tài liệu tham khảo

1.Type 1 Diabetes Symptoms, Causes, Diet, Treatment and Life Expectancy, Medicinenet,

https://www.medicinenet.com/diabetes_mellitus/article.htm#diabetes_type_1_and_type_2_definition_and_facts (accessed 11/10/2017)

2. Type 1 Diabetes Symptoms, Causes, Diet, Treatment and Life Expectancy, medicinenet, 2/9/2018, https://www.medicinenet.com/type_1_diabetes/article.htm#which_specialties_of_doctors_treat_type_1_diabetes (accessed2/9/2018)

3,Diabetes Treatment(Type 1 and Type 2 Medications and Diet), medicinenet,  8/15/2018, https://www.medicinenet.com/diabetes_treatment/article.htm#what_is_the_treatment_for_diabetes (accessed 15/8/2018)

4.Diabetic Diet: Foods That Raise Your Blood Sugar Levels, medicinenet,  8/15/2018, https://www.medicinenet.com/diabetic_diet/article.htm#are_there_diabetic_diet_guidelines (accessed 22/3/2017)

5.Diabetes Diet, Eating, & Physical Activity, NIH, https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/diet-eating-physical-activity (accessed 11/2016)

6.The Glycemic Index Diet, Webmd, https://www.webmd.com/diet/a-z/glycemic-index-diet (accessed 21/2/2018).

7.Carbohydrate Counting & Diabetes, NIH,
https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/diet-eating-physical-activity/carbohydrate-counting (accessed 6/2014)

8.Diabetes and Dietary Supplements, WedMD, https://www.webmd.com/diabetes/diabetes-dietary-supplements (accessed 31/1/2017)

9.Diabetes and Dietary Supplements, NIH, https://nccih.nih.gov/health/diabetes/supplements (access 5/2018).

10.https://www.nhlbi.nih.gov/files/docs/public/heart/chol_tlc.pdf

11.Glycemic Index Foods, medicinenet,  8/15/2018, https://www.medicinenet.com/high_and_low_glycemic_index_foods/article.htm#what_are_high_and_low_glycemic_foods

 

 

 

 

Bình luận về bài viết này